Văn hóa và xã hội Việt_Nam_Cộng_hòa

Buổi lễ trao Giải thưởng Văn chương Toàn quốc năm 1961 ở Sài Gòn

Thời Đệ Nhất Cộng hòa những ngày lễ chính là:[72]

  • Quốc khánh 26 Tháng 10
  • Tết Nguyên đán
  • Lễ Hai Bà Trưng
  • Lễ Trần Hưng Đạo
  • Lễ Lê Thái tổ
  • Lễ Phật đản
  • Lễ Giáng sinh, 25 Tháng 12

Vào thời Đệ Nhị Cộng hòa những ngày nghỉ chính thức cho các công sở gồm có:[73]

Ngoài ra những ngày lễ cổ truyền theo âm lịch sau đây cũng được nghỉ nguyên ngày:[73]

  • Tết Nguyên đán, nghỉ 3 ngày rưỡi từ chiều 30 Tết đến hết ngày mồng 3 Tết
  • Giỗ Tổ Hùng Vương, 10 Tháng Ba, nghỉ 2 ngày
  • Lễ Phật đản, rằm Tháng Tư (công nhận năm 1958),[74] rằm Tháng Tư
  • Thích Ca thành đạo, 6 Tháng Chạp

Tổng cộng là 13 ngày nghỉ chính thức cho công chức.[75]

Ngoài ra còn có những ngày lễ cổ truyền tính theo âm lịch như ngày Giỗ trận Đống Đa (5 Tháng Giêng), Lễ Hai bà Trưng (cũng là ngày Phụ nữ Việt Nam) (6 tháng 2), Giỗ Nguyễn Du (10 Tháng Tám), Lễ Đức Thánh Trần (20 Tháng Tám), Giỗ Lê Lợi (22 Tháng Tám), Giỗ Phan Bội Châu (29 Tháng Chín) cũng là những ngày lễ chính thức tuy công sở vẫn làm việc. Có một số ngày lễ khác như Vu-lan (rằm Tháng Bảy) và tết Trung thu (rằm Tháng Tám)[76] (còn có tên là Ngày Thiếu nhi Sản xuất), Ngày Nông dân Việt Nam (26 Tháng 3), Ngày Quân lực (19 Tháng 6), Ngày Quốc tế Viện trợ (22 Tháng 6) Ngày Cựu chiến binh (9 Tháng 7), Ngày Nhân dân Tự vệ (5 Tháng 8) được liệt vào "ngày đặc biệt" không nghỉ nhưng có tiết mục kỷ niệm của chính quyền.[73]

Một thành tựu văn hóa tại Miền Nam là ngành tân nhạc với khoảng 10.000 bản nhạc ra đời trong khoảng thời gian 1945-75. Đại đa số những bản nhạc này sau năm 1975 đều bị chính quyền mới cấm lưu hành[77] thường gọi là nhạc vàng.

Chính phủ đã hoàn tất việc xây dựng Thư viện Quốc gia Việt Nam, khởi công từ năm 1968 nhưng đến năm 1971 mới khánh thành tòa cao ốc. Lúc mở cửa, Thư viện có 121.000 đầu sách.[78] Năm 1975 khi chính quyền mới tiếp thu thì thư viện này có 200.000 đầu sách.[79] Dự tính của chính phủ sẽ tiến tới việc thành lập Hàn lâm Viện nhưng bước đầu chỉ có Ủy ban Điển chế Văn tự thuộc Bộ Văn hóa.[80]

Một đặc điểm của xã hội miền Nam vào thời điểm đó là sự đa dạng của xã hội dân sự, tức thành phần không thuộc chính phủ mà cũng không thuộc thị trường kinh doanh. Những cơ sở tên tuổi trong ngành công tác xã hội là cô nhi viện Dục Anh, Cô nhi viện Quách Thị Trang trại giáo hóa thanh thiếu niên phạm pháp Thủ Đức, viện dưỡng lão Thị Nghè, trung tâm hướng nghiệp Vườn Lài, Quán cơm xã hội Anh Vũ (phát cơm cho người nghèo).[81] Cùng đó là những đoàn thể tiêu biểu như Hội Hồng Thập Tự, tổ chức Hướng đạo Việt Nam, Trường Bách khoa Bình dân, nhóm Thanh niên Phụng sự Xã hội và gia đình Phật tử của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, Thiếu nhi Thánh thể, Phong trào Du ca Việt Nam, Hội Thanh niên Thiện chí, v.v. Đây là một khác biệt lớn giữa hai miền Nam Bắc trong thời gian đất nước chia đôi.[82]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Việt_Nam_Cộng_hòa http://74.125.153.132/search?q=cache:a_Vftqk5on4J:... http://www.bbc.com/vietnamese/specials/170_viet_st... http://books.google.com/books?id=Ty7NAG1Jl-8C&pg=P... http://huongduongtxd.com/offshoreoilexploration.pd... http://www.mobility-consultant.com/fileadmin/pdf/a... http://quangduc.com/lichsu/13nienbieupgvn3.html http://www.rsssf.com/tablesz/zviet-intres.html http://www.time.com/time/magazine/article/0,9171,9... http://www.spiegel.de/spiegel/print/d-45949919.htm... http://www.mtholyoke.edu/acad/intrel/pentagon/pent...